Bối cảnh Liên_minh_Bốn_Oirat

Người Oirat là một trong những bộ lạc sinh sống trong các khu rừng ở phía tây của Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Họ đã đầu hàng Thành Cát Tư Hãn vào năm 1207 và đóng vai trò nổi bật trong lịch sử của Đế chế Mông Cổ.

Sau khi triều đại nhà Nguyên (1271–1368) bị lật đổ ở Trung Quốc đại lục, Mông Kha Thiết Mộc Nhi, một đại thần nhà Nguyên, đã tự xưng là chỉ huy của bộ lạc Oirat. Khi ông qua đời, ba thủ lĩnh bao gồm Mahamu (Mahmud), Taiping và Batu-bolad, tiếp tục cai trị bộ lạc.[4] Họ phái sứ giả với những món quà cho triều đại nhà Minh. Năm 1409, vua Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc đế ban cho họ tước hiệu vương. Người Oirat bắt đầu thách thức các hoàng đế thuộc dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân dưới triều đại của Elbeg Nigülesügchi Khan (khoảng 1394-1399).

Một điều đáng chú ý là một trong ba thủ lĩnh bộ lạc có tên Hồi giáo, Mahmud. Trước năm 1640, người Oirat đã chọn lựa giữa hai tín ngưỡng, Hồi giáoPhật giáo. Cả hai tín ngưỡng này đều có những người ủng hộ trong số những người Oirat Shanman.[5].